Vai trò của vận chuyển hàng hoá xnk bằng đường hàng không trong nền kinh tế toàn cầu. Vận chuyển hàng hóa là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là phương tiện quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Bài viết này thảo luận về vai trò của vận tải hàng không trong nền kinh tế toàn cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. 


I. Vai trò của vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không trong nền kinh tế toàn cầu

Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không giúp rút ngắn thời gian vận chuyển

Thời gian vận chuyển bằng đường hàng không ngắn hơn so với các phương tiện khác, đặc biệt là đường biển. Việc rút ngắn thời gian vận chuyển giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển.

Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không mang lại hiệu quả kinh tế cao

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là đối với các mặt hàng có giá trị cao hoặc thời gian sử dụng ngắn. Việc sử dụng đường hàng không giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận với thị trường tiềm năng và cung cấp hàng hóa đến đúng thời điểm.

Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc sử dụng đường hàng không giúp các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng và tối ưu hóa quá trình sản xuất, cung ứng hàng hóa.

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không

Yếu tố chi phí

Đường hàng không là một phương tiện vận chuyển đắt đỏ. Chi phí cho vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không thường cao hơn so với các phương tiện vận chuyển khác như đường biển hay đường bộ. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hoạt động XNK. Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành hàng không, giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đang được giảm dần, giúp cho hoạt động XNK trở nên hiệu quả hơn.

Yếu tố thời gian

Thời gian là yếu tố quan trọng trong hoạt động XNK. Đường hàng không giúp giảm thiểu thời gian vận chuyển và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, đôi khi hoạt động vận chuyển bằng đường hàng không có thể bị chậm trễ do các yếu tố như thời tiết, cơ sở hạ tầng hay vấn đề an ninh.

Yếu tố an ninh

An ninh là yếu tố quan trọng đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Để đảm bảo an ninh cho hoạt động này, các quy định về an ninh hàng không được đưa ra. Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định này đôi khi có thể gây ra sự khó khăn trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Yếu tố môi trường

Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ảnh hưởng đến môi trường. Các khí thải từ các phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không góp phần gây ra các vấn đề về ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, các nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường đang được các doanh nghiệp và ngành hàng không tích cực thực hiện.

Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không đóng vai trò quan trọng trong hoạt động XNK và phát triển nền kinh tế toàn cầu. Việc rút ngắn thời gian vận chuyển, giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa quá trình sản xuất, cung ứng hàng hóa là những lợi ích của việc sử dụng đường hàng không trong hoạt động XNK. Tuy nhiên, việc sử dụng đường hàng không cũng đặt ra nhiều thách thức và yêu cầu các doanh nghiệp phải xử lý một cách thông minh để tối ưu hóa quá trình vận chuyển. Các doanh nghiệp cần tìm cách cân bằng giữa hiệu quả vận chuyển và chi phí để đảm bảo cạnh tranh trong hoạt động XNK.

Để phát triển hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không, các doanh nghiệp cần nắm vững những kiến thức cơ bản về quy trình và quy định về an ninh hàng không. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và đào tạo nhân lực chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng và hiệu quả vận chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, việc sử dụng đường hàng không trong hoạt động vận chuyển hàng hoá cần được thực hiện một cách bền vững và có trách nhiệm với môi trường. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc sử dụng các công nghệ và phương pháp vận chuyển thân thiện với môi trường để giảm thiểu tác động của hoạt động vận chuyển hàng hoá đến môi trường.

Tóm lại, Vai trò của vận chuyển hàng hoá xnk bằng đường hàng không trong nền kinh tế toàn cầu rất quan trọng trong hoạt động XNK và phát triển nền kinh tế toàn cầu. Để tối ưu hóa quá trình vận chuyển, các doanh nghiệp cần cân bằng giữa hiệu quả vận chuyển và chi phí, đầu tư vào công nghệ và đào tạo nhân lực chuyên nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp cần thực hiện việc vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không một cách bền vững và có trách nhiệm với môi trường.


Vận tải hàng hóa đường hàng không lao dốc. Số đơn vận chuyển quốc tế giảm khiến lượng hàng hóa di chuyển bằng đường hàng không trong 2 tháng đầu năm sụt 28% so với cùng kỳ.

Một hãng vận chuyển hàng hóa chuyên dụng bằng đường hàng không tại Việt Nam cho biết, đơn hàng di chuyển quốc tế đang có dấu hiệu giảm dần do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu. Tại doanh nghiệp của ông, 2 tháng đầu năm, lượng đơn hàng vận chuyển từ Việt Nam sang Nhật Bản sụt 20%. Tương tự, các đường bay khác đều chưa dấu hiệu phục hồi từ hậu Covid-19.

Tại các hãng hàng không nội địa, tình hình vận chuyển hàng hóa cũng không mấy sáng sủa.

Chia sẻ với VnExpress, Phó tổng giám đốc Vietjet Air Đỗ Xuân Quang cho rằng, vận tải hàng hóa nội địa và quốc tế vẫn khó phục hồi khi chuỗi cung ứng trên thế giới đã bị đứt gãy. Tại Vietjet Air, nếu trước Covid-19, mỗi năm hãng vận chuyển gần 100.000 tấn hàng hóa, tới nay doanh nghiệp chỉ duy trì quanh mức 65.000 tấn, giảm 35%.

Còn tại Vietnam Airlines Group, Trưởng ban Truyền thông Đặng Anh Tuấn cũng cho rằng, vận tải hàng hóa vẫn khó tăng trưởng sau Covid-19. Hiện, số lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không 2 tháng đầu năm vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước.

Số liệu thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng hàng không trong hai tháng đạt 168.000 tấn, giảm 28,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, hàng hóa quốc tế là 117.000 tấn, giảm 37,3% so với cùng kỳ. Riêng hàng hóa nội địa đã cải thiện khi đạt 51.000 tấn, tăng nhẹ.

Báo cáo cho thấy, việc vận chuyển hàng hóa do các hãng hàng không Việt đảm trách trong hai tháng đầu năm chỉ đạt 42.500 tấn, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2022.



Nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm trên, theo các doanh nghiệp là suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng lan rộng. Thị trường lớn là Trung Quốc đã mở cửa nhưng nguyên phụ liệu từ quốc gia này vẫn chưa tỏa đi nhiều nhà máy sản xuất trên thế giới. Do đó, các hợp đồng về vận chuyển hàng hoá quốc tế chưa được thực hiện nhiều.

Ngoài ra, theo ông Đỗ Xuân Quang, chiến sự Nga - Ukraine khiến hàng hóa xuất khẩu trên toàn cầu bị hạn chế di chuyển dù giá cước đã giảm mạnh.

Theo lãnh đạo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), hoạt động giao nhận bằng đường hàng không sẽ phục hồi trong năm nay nhưng chậm do thị trường hàng hóa toàn cầu đang bất ổn. Các hãng Air Cargo trên thế giới đang trong tín hiệu "chờ xem" để có quyết định cụ thể.

Các hãng hàng không trong nước vẫn dư tải. Hiện, tải cung ứng vận chuyển hàng hóa của các hãng ở mức 1,5-2 triệu tấn nhưng công suất vận chuyển chỉ gần 1 triệu tấn một năm. Với đường bay nhộn nhịp nhất Việt Nam là Sài Gòn – Hà Nội, tải cung ứng hàng hóa có thể lên tới hàng nghìn tấn một năm nhưng lượng hàng hóa vận chuyển chỉ chiếm một phần ba.

Trên thế giới, theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (AfA), việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất gần đây báo hiệu lạm phát vẫn còn tồn tại trong nền kinh tế này, khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu đang tiến gần. Hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không vẫn còn khó khăn.

Trả lời trên Aircargonews, ông Brandon Fried, Giám đốc điều hành của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế cho biết, một cuộc suy thoái toàn cầu đang rình rập phía trước. Trong năm ngoái, hầu hết hoạt động vận tải hàng hóa của Mỹ đều chứng kiến sự suy giảm. Tuy nhiên, ông tin rằng mọi khó khăn sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.

Đơn đặt hàng 100 máy bay Dreamliner Boeing B787 mới đây của United Airlines cho thấy hãng này tin tưởng vào một tương lai thân thiện với vận tải hàng không. Một phiên bản chở hàng B747-8 của Boeing sẽ được giao cho hãng hàng không Atlas Air thời gian tới.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp hàng không kỳ vọng hoạt động vận chuyển hàng hóa có thể bừng sáng vào cuối quý III.

Ông Đặng Anh Tuấn đánh giá, nhu cầu vận chuyển hàng hóa chuyên biệt vẫn còn khoảng trống. Các hàng hóa công nghệ, giá trị cao khi vận chuyển rất cần sử dụng các máy bay chuyên dụng để đảm bảo chất lượng.

Thống kê của Cục Hàng không Việt cho thấy, Việt Nam có gần 70 hãng hàng không quốc tế và 4 hãng hàng không Việt Nam khai thác hơn 130 đường bay quốc tế, kết hợp vận chuyển hành khách và hàng hóa. Trong số này có 29 hãng hàng không nước ngoài chuyên chở hàng hóa bằng tàu bay chuyên dụng, chiếm hơn 80% thị phần.

Tân binh Vietravel Airlines Cargo (Công ty do Vietravel Airlines và Công ty Asean Cargo Gateway góp vốn) vừa gia nhập thị trường để phát triển kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không. Mục tiêu của hãng bay là mở dịch vụ chuyên chở hàng hóa ở châu Á với 2-4 chiếc chuyên dụng B737-800F trong năm đầu tiên và dự kiến tăng gấp đôi trong năm tiếp theo. Hay Bambooo Airways công bố thành lập Công ty cổ phần Hàng hóa Hàng không Tre Việt - Bamboo Airways Cargo (BAC) từ đầu năm nay.

Thi Hà

Tập đoàn hàng không Thụy Sỹ được mời chào mua cổ phần tại ACV, đầu tư vào sân bay Vân ĐồnPhó Thủ tướng Vương Đình Huệ hoan nghênh Zurich Airport đã nhanh chóng sang Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư và cho biết ngoài các dự án cảng hàng không, Tập đoàn có thể tham gia mua cổ phần tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)...


Theo thông tin từ cổng TTĐT Chính phủ, trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos (Thuỵ Sỹ), Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã tới thăm Tập đoàn Zurich Airport, tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đầu tư, quản lý cảng hàng không.
Zurich Airport đang quan tâm hợp tác với Việt Nam trong triển khai các dự án cảng hàng không, trong đó có dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng như về đào tạo, chuyển giao công nghệ quản lý, khai thác các công trình cảng hàng không.

Ông Lukas Brosi, Giám đốc Tài chính của Zurich Airport cho biết với mô hình quản trị hiện đại, các sân bay không chỉ là điểm trung chuyển giao thông mà còn là nơi để phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đem lại lợi ích cho tất cả các chủ thể.Tại sân bay quốc tế Zurich, lãnh đạo Tập đoàn đã giới thiệu với Phó Thủ tướng và đoàn công tác của Chính phủ về mô hình quản lý sân bay hiện đại, tích hợp nhiều tính năng thương mại, tài chính, hội nghị, các loại hình dịch vụ khác nhau như trong một đô thị.
tap doan hang khong thuy sy duoc moi chao mua co phan tai acv dau tu vao san bay van don
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nghe lãnh đạo Zurich Airport giới thiệu về các hạng mục đầu tư sân bay Zurich. Ảnh: VGP.
Ông Lukas Brosi cho biết đường bay thẳng giữa Zurich và TP HCM sẽ đi vào vận hành trong vài tuần tới. Zurich Aiport khẳng định sự quan tâm tới các dự án đầu tư tại Việt Nam, hoàn thành khảo sát bước đầu về dự án đầu tư sân bay Long Thành, đồng thời bày tỏ quan tâm tới các biện pháp hoàn thiện hành lang pháp lý về hợp tác công - tư (PPP) của Chính phủ Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hoan nghênh Zurich Airport đã nhanh chóng sang Việt Nam khảo sát, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư và cho biết ngoài các dự án cảng hàng không, Tập đoàn có thể tham gia mua cổ phần tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV - đơn vị mà Nhà nước chỉ còn giữ 65% vốn điều lệ vào cuối năm 2020).
Khẳng định Việt Nam quan tâm tới đầu tư hạ tầng hàng không, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện khung pháp lý về PPP nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, bảo đảm các bên cùng có lợi.
Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, thị trường hàng không Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong thời gian qua. Sự phát triển này sẽ gây sức ép lên hệ thống kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay hiện nay của Việt Nam.
Do vậy, Phó Thủ tướng bày tỏ: “Chính phủ Việt Nam mong muốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay ở Việt Nam”.
Bên cạnh dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giới thiệu một số dự án cảng hàng không để Zurich Airport phối hợp hợp tác đầu tư như Vân Đồn, Chu Lai, Lào Cai,...
Khánh Hà
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Hà Nội giám sát tự động hàng nhập khẩu tại cảng hàng không. 10 ngày triển khai thí điểm đề án quản lý, giám sát tự động, tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã có 8.908 lô hàng nhập khẩu được cấp số quản lý hàng hóa nhập khẩu đủ điều kiện đưa vào kho hàng không với thời gian nhanh chóng.

Sau sân bay Nội Bài, dự kiến trong năm tới sẽ triển khai giám sát tự động tại các cảng hàng không khác.
Theo số liệu của Cục Hải quan thành phố Hà Nội, sau 10 ngày triển khai thí điểm đề án quản lý, giám sát tự động tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, từ 16/10 đến 26/10/2017, đã có 8.908 lô hàng nhập khẩu được cấp số quản lý hàng hóa nhập khẩu (hay số định danh) đủ điều kiện đưa vào kho hàng không.
Số lượng lô hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho hàng không đã được xác nhận trên hệ thống là gần 4.000. Số lượng lô hàng nhập khẩu đủ điều kiện đưa ra kho hàng không là 1.128 lô.
Chi cục Hải quan Nội Bài cũng đã soi chiếu trước 1 lô hàng nhập khẩu, qua soi chiếu không có nghi ngờ vi phạm.
Trước đó, ngày 16/10/2017, Cục Hải quan Hà Nội đã tổ chức công bố và triển khai Quyết định số 2061 của Bộ Tài chính về áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Cùng ngày, Cục đã triển khai áp dụng với hàng hóa nhập khẩu của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài và đến ngày 1/11 triển khai áp dụng với hàng hóa xuất khẩu.
Trong hơn 2 tuần đầu triển khai, một số vấn đề về khai báo số quản lý hàng hóa, nghiệp vụ với hàng hóa NK… đã được Cục Hải quan thành phố Hà Nội phối hợp các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan và đối tác phần mềm xử lý.
Theo kế hoạch, trong tháng 11/2017, Cục Hải quan Hà Nội tiếp tục triển khai tại Kho hàng không ALSC (của Công ty TNHH MTV Nhà ga hàng hoá) và kho hàng không ACSV (của Công ty cổ phần Dịch vụ hàng hóa hàng không). Sau đó, Cục Hải quan Hà Nội sẽ triển khai với các kho hàng không kéo dài trên địa bàn và với các DN chuyển phát nhanh.
Triển khai Quyết định 2061/QĐ-BTC, từ 16/10/2017, Tổng cục Hải quan áp dụng thí điểm quản lý giám sát, quản lý tự động hàng hóa XNK, quá cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
Đối với doanh nghiệp, việc triển khai hệ thống này giúp doanh nghiệp có được thông tin về lô hàng đã hoàn thành thủ tục hải quan để chủ động trả cho khách hàng, rút ngắn thời gian lưu giữ hàng hóa và hàng đến được với doanh nghiệp sớm nhất.
Sau khi triển khai thành công tại Nội Bài, dự kiến trong năm tới, cơ quan hải quan sẽ mở rộng triển khai tại các Cục Hải quan tỉnh thành phố quản lý cảng hàng không khác.
P.V
ICTNews
Làm gì để tránh rắc rối khi kiểm tra an ninh hàng không?. Việc nắm được quy trình thực hiện kiểm tra an ninh hàng không sẽ giúp hành khách thoải mái hơn khi tới sân bay.

Để cung cấp thông tin mới nhất, chính xác nhất về các quy định kiểm tra an ninh, quy định chung về an toàn hàng không cho hành khách, Cục Hàng không VN đã ban hành cuốn sổ tay hướng dẫn khách đi máy bay. Trong đó, có rất thông tin khách đi máy bay lần đầu cần tìm hiểu, thực hiện đúng để tránh những rắc rối không đáng có. Một số thông tin quan trọng cần biết được các nhà chức trách lưu ý như sau:
Các phương thức làm thủ tục hàng không
Các hãng hàng không đang làm thủ tục hàng không cho hành khách theo 3 hình thức: Thủ tục truyền thống tại quầy làm thủ tục (check-in counter), quầy tự làm thủ tục (kiosk check-in) tại cảng hàng không và thủ tục trực tuyến của các hãng hàng không (web check-in, mobile check-in).
Hành khách nên sử dụng các hình thức làm thủ tục web check-in, mobile check-in và kiosk check-in khi làm thủ tục hàng không nhằm tiết kiệm thời gian làm thủ tục tại Cảng hàng không. Các thông tin trợ giúp hành khách khi thực hiện các hình thức làm thủ tục này được đăng tải tại các trang thông tin điện tử của các hãng hàng không.
Đối với các chuyến bay nội địa, hành khách đã làm thủ tục hàng không thông qua các hình thức web check-in, mobile check-in và kiosk check-in sẽ nhận được một thẻ lên tàu (điện tử hoặc giấy). Hành khách sử dụng thẻ này để thực hiện thủ tục kiểm tra an ninh hàng không và lên tàu bay mà không cần làm thêm thủ tục tại quầy thủ tục hàng không (check-in counter) đối với hành khách không có hành lý ký gửi. Hành khách có hành lý ký gửi sẽ thực hiện thủ tục gửi hành lý tại quầy làm thủ tục.
Thời gian mở quầy làm thủ tục hàng không (check-in)
Chuyến bay quốc tế:  Thời gian mở quầy là 03 giờ trước giờ cất cánh dự kiến.
Chuyến bay nội địa:  Thời gian mở quầy là 02 giờ trước giờ cất cánh dự kiến.
Thời gian đóng quầy làm thủ tục hàng không
Chuyến bay quốc tế: Thời gian đóng quầy là 50 phút trước giờ cất cánh dự kiến.
Chuyến bay nội địa: Thời gian đóng quầy là 40 phút trước giờ cất cánh dự kiến.       
Quầy thủ tục sẽ đóng theo thời hạn nêu trên không phụ thuộc vào thời điểm đó hành khách đã có mặt ở nhà ga hay chưa, đã kịp làm thủ tục hay không. Do vậy, để tránh việc không được chấp nhận vận chuyển do không kịp làm thủ tục, hành khách cần lưu ý thu xếp thời gian để có mặt tại quầy làm thủ tục trước thời hạn đóng quầy nêu trên. Trong trường hợp đã sát giờ đóng quầy mà hành khách vẫn chưa tiếp cận được đến quầy làm thủ tục, hành khách cần kịp thời thông báo cho nhân viên hàng không để được hỗ trợ.
Thủ tục soi chiếu an ninh hàng không
Sau khi thực hiện xong thủ tục hàng không, hành khách sẽ phải đến khu vực kiểm soát an ninh và phải tuân thủ mọi hướng dẫn, yêu cầu của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, chấp hành quy trình soi chiếu an ninh hàng không đối với người và hành lý xách tay.

Xuất trình giấy tờ

Hành khách phải xuất trình giấy tờ về nhân thân còn giá trị sử dụng và thẻ lên tàu bay (bằng giấy hoặc trên thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính…) của mình để nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra.
Quy trình soi chiếu an ninh hàng không
Thứ nhất: nhân viên kiểm soát an ninh hàng không sẽ yêu cầu hành khách cởi bỏ áo khoác, mũ, giầy, dép, thắt lưng, vật dụng cá nhân (tùy vào cấp độ an ninh hàng không tại các cảng hàng không), và các đồ vật khác mang theo người; đặt các đồ vật, chất lỏng, thiết bị điện tử vào khay đưa qua máy soi tia X trước khi đi qua cổng từ.
Thứ hai: hành khách đi qua cổng từ, nếu cổng từ báo động thì hành khách sẽ được nhân viên kiểm soát an ninh hàng không kiểm tra bằng thiết bị phát hiện kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan.
Hành khách từ chối soi chiếu an ninh hàng không sẽ bị từ chối vận chuyển.
Trong trường hợp có nghi ngờ, hành khách có thể được yêu cầu kiểm tra trực quan hành khách, hành lý xách tay tại điểm kiểm tra an ninh hàng không hoặc tại phòng kiểm soát an ninh.
Việc kiểm tra an ninh hàng không đối với hành khách khuyết tật, bệnh nhân sử dụng xe đẩy, cáng cứu thương, có gắn các thiết bị phụ trợ y tế trên người được thực hiện bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác tại nơi phù hợp.
Hành khách phải chấp hành quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng không, trật tự công cộng tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay.
Hành khách có các hành vi như tung tin, cung cấp thông tin sai có thể uy hiếp an ninh, an toàn hàng không (hoang báo có bom, mìn, khủng bố…), quậy phá, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp hay phá hoại tài sản của tổ chức, cá nhân trong địa bàn cảng hàng không và trên tàu bay, sử dụng giấy tờ giả để đi tàu bay … sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và đối mặt với việc bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không có thời hạn hoặc vĩnh viễn.
Hành khách ưu tiên
Tại các cảng hàng không, thông thường có các quầy làm thủ tục cho các đối ưu tiên và các đối tượng này cũng được ưu tiên trong việc làm thủ tục soi chiếu an ninh với cửa ra tàu bay được bố trí các khu vực riêng. Các hành khách này bao gồm: người có công với Cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hành khách hạng thương gia, khách Skyboss, khách quan trọng (VIP/CIP) và hành khách tham gia chương trình khách hàng thường xuyên (Frequent Flyer Programme).
Hành khách có thể tìm hiểu thêm thông tin về đối tượng khách ưu tiên qua trang thông tin điện tử của các hãng hàng không và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Nội dung các Pháp lệnh này được đăng tải tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn).
Hoàng Nam



Hàng không VietBamboo Airlines của FLC đặt trụ sở tại Bình Định

Hàng không VietBamboo Airlines của FLC đặt trụ sở tại Bình Định. Hãng hàng không VietBamboo Airlines của Tập đoàn FLC đã quyết định đặt trụ sở tại Bình Đinh và chưa bổ sung giấy xác nhận phong toả tài khoản 700 tỉ đồng để hoàn tất hồ sơ xin cấp phép bay.

Nguồn tin của Báo Người Lao Động cho biết Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (VietBamboo Airlines – doanh nghiệp 100% vốn của Tập đoàn FLC) đã chọn địa điểm đặt trụ sở kinh doanh tại tỉnh Bình Định, nơi có sân bay Phù Cát. Đây là doanh nghiệp hàng không đầu tiên và duy nhất chọn Bình Định làm nơi đặt trụ sở kinh doanh.
Việc lựa chọn địa điểm đặt đại bản doanh là quyền của các doanh nghiệp hàng không, được quyết định trên cơ sở phù hợp với chiến lược kinh doanh của người đầu tư.
Với việc đặt trụ sở tại Bình Định, VietBamboo Airlines đã xác định mạng bay chính sẽ kết nối các điểm đến với sân bay Phù Cát.
Đây là sân bay địa phương vừa được đầu tư, nâng cấp để có năng lực tiếp nhận 7 vị trí đậu máy bay Airbus320/321, công suất thiết kế nhà ga hành khách đạt 1,5 triệu hành khách/năm và chỉ hoạt động ban ngày vì chưa có hệ thống đèn bay đêm.
Trên thị trường, các hãng hàng không nội địa khác đều đặt trụ sở tại Hà Nội (Vietnam Airlines, Vietjet) và TP HCM (Jetstar Pacific) để phát triển mạng bay chính trên đường trục Hà Nội – TP HCM – Hà Nội và Hà Nội/TP HCM – Đà Nẵng.
Từ đó lựa chọn các sân bay lớn là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất làm sân bay căn cứ (sân bay mà các nhà khai thác đủ điều kiện, cơ sở để kiểm tra kỹ thuật máy bay, sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, đậu lại qua đêm, tổ chức lưu trú cho phi hành đoàn).
Theo hồ sơ dự án, VietBamboo Airlines có vốn điều lệ 700 tỉ đồng (mức vốn đủ điều kiện khai thác đường bay quốc tế) hoạt động theo mô hình hãng hàng không mới, có sự kết hợp giữa dịch vụ hàng không truyền thống và hàng không chi phí thấp.
Dự kiến năm 2019, hãng sẽ đi vào khai thác các đường bay nội địa có tầm bay 1,5 giờ - 2 giờ bằng máy bay thân hẹp một lối đi A320/321 của nhà sản xuất máy bay Châu Âu Airbus. Mạng bay của hãng tại nội địa sẽ hướng đến các điểm du lịch có khu nghỉ dưỡng của FLC, đến năm 2023 khai thác 24 đường bay nội địa.
Tại thị trường quốc tế, hãng có kế hoạch khai thác 16 đường bay giữa Việt Nam với một số nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản… VietBamboo Airlines đặt mục tiêu chiếm lĩnh 3-5% thị phần vận tải khách bằng đường hàng không, qua thời gian lỗ kế hoạch sẽ hoạt động có lãi, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 52 triệu USD.
Trước đó vào tháng 6-2017, VietBambooAirlines đã nộp hồ sơ lên Cục Hàng không Việt Nam xin cấp Giấy phép vận chuyển hàng không.
Theo Nghị định 92 về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không, doanh nghiệp phải có số tiền tương đương với vốn điều lệ được phong toả tại tài khoản ngân hàng mới đáp ứng được yêu cầu, thủ tục về hồ sơ cấp phép kinh doanh vận tải hàng không.
Tuy nhiên hồ sơ của VietBambooAirlines còn thiếu văn bản xác nhận vốn góp 700 tỉ đồng và đến nay vẫn chưa bổ sung.
Song song với việc nộp hồ sơ lên Cục Hàng không để xin cấp phép bay, theo Luật đầu tư, VietBambooAirlines cũng phải nộp hồ sơ xin cấp phép đến cơ quan đăng ký đầu tư để cơ quan này gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư thẩm định.

theo Người lao động

Từ 15/1/2018 nhiều loại giấy tờ không được sử dụng khi đi máy bay. Một số số giấy tờ như thẻ nhà báo, thẻ đảng viên, giấy phép lái xe không được sử dụng làm giấy tờ tuỳ thân đi máy bay đối với hành khách trên 14 tuổi.


Đây là nội dung mới nổi bật tạiThông tư 45/2017/TT-BGTVTvừa được ban hành ngày 17/11/2017 về sửa đổi Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.

Theo đó, kể từ ngày 15/01/2018 (ngày Thông tư 45 có hiệu lực), hành khách mang quốc tịch Việt Nam từ 14 tuổi trở lên khi làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:

- Hộ chiếu hoặc giấy thông hành, thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân;
- Giấy chứng minh, chứng nhận của các lực lượng vũ trang;
- Thẻ Đại biểu Quốc hội;
- Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia;
- Giấy xác nhận nhân thân có các thông tin cơ bản sau: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện nay do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận, có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận;
- Giấy của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án, giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận.
Như vậy, với quy định mới này thì người dân khi thực hiện thủ tục lên máy bay sẽ không còn được sử dụng Giấy phép lái xe và một số giấy tờ khác như thẻ Đảng viên, thẻ Nhà báo…

Y Vân
Theo Nhịp sống kinh tế

Vận chuyển quốc tế

Vận chuyển quốc tế

Vận chuyển máy bay trong nước

Vận chuyển máy bay trong nước

Vận chuyển đường biển

Vận chuyển hàng không

Thủ tục hải quan nhanh

Gửi hàng nhanh

Vận chuyển hàng nhanh

Được tạo bởi Blogger.

Arena Seaside Cam Ranh-Khu nghỉ dưỡng 5* Bãi Dài

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

HOTLINE / ZALO
0932 706 990

Thủ tục Hải Quan-Nội địa
0903 687 383

Chứng nhận C/O - Kiểm Dịch
0348 167 467

Hàng xuất nhập
0985 401 423

Email
truonglv@lienanhcorp.com

XEM NHIỀU

FACEBOOK

VIDEO